Làm sổ đỏ là nhu cầu tất yếu của mỗi người dân. Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật quy định rõ ràng. Bạn chỉ cần biết rõ thủ tục làm sổ đỏ, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp đúng cơ quan thẩm quyền. Là chắc chắn bạn sẽ được cấp sổ đỏ đúng theo quy định của pháp luật.

Làm sổ đỏ

Làm sổ đỏ rất đơn giản khi bạn nắm rõ quy trình và thủ tục. Ngày nay, cũng với việc cải cách hành chính thì việc làm sổ đỏ đã không còn là việc khó khăn. Trong bài này tôi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về việc làm sổ đỏ.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu được thực hiện tại UBND phường/xã. Hồ sơ dần được chuyển tới văn phòng đăng ký đất đai, phòng tài nguyên môi trường Quận/Huyện. Bạn cần nắm được quy trình dưới đây để thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu được thuận lợi nhé.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu văn phòng đăng ký đất đai
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu văn phòng đăng ký đất đai

Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc

Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc được nhà nước quy định rõ ràng như sau:

Việc thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được chuyển quyền sử dụng đất của người đã chết sang cho người thừa kế. Nếu người đã mất có lập di chúc theo pháp luật thì tài sản được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không phù hợp với quy định pháp luật. Tài sản sẽ được chia theo quy định pháp luật. Quy định của pháp luật về phân chia tài sản thừa kế không có di chúc như sau:

Người thừa kế theo pháp luật điều 676 bộ luật dân sự 2005
Người thừa kế theo pháp luật điều 676 bộ luật dân sự 2005
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Họp mặt những người thừa kế điều 681 bộ luật dân sự
Họp mặt những người thừa kế điều 681 bộ luật dân sự
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản điều 57 luật công chứng năm 2014
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản điều 57 luật công chứng năm 2014
Thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc
Thủ tục làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc

Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc nghe thì có vẻ rất phức tạp. Thế nhưng bạn sẽ thấy cực kỳ đơn giản nếu gia đình đồng thuận. Và tôi mách bạn một cách làm vô cùng đơn giản và nhanh gọn để làm. Đó là bạn tới ngay văn phòng công chứng nơi gần nhất, họ sẽ tư vấn và làm thủ tục cho bạn từ a đến z. Nếu bạn bận, có thể hỏi tôi. Hoặc cần làm rõ hơn các vấn đề thì hãy cứ hỏi tôi.

Sổ đỏ đất dịch vụ

Sổ đỏ đất dịch vụ hay còn gọi là đất 10%, nguồn gốc thường là đất nông nghiệp. Nhà nước thu hồi và giao lại một phần cho người dân khai thác sử dụng làm đất ở, hoặc là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Thời hạn sử dụng có thể là 30 đến 50 năm, hoặc là lâu dài.

Bạn cũng thực hiện theo quy trình làm sổ đỏ thông thường. Khác là bạn sẽ có giấy giao đất của cơ quan có thẩm quyền. Và các giấy tờ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đi kèm. Thủ tục nhìn thì có vẻ phức tạp, thế nhưng trên thực tế thì rất đơn giản. Cải cách hành chính đã cung cấp cho bạn liên thông 1 cửa. Tức là bạn chỉ việc nộp hồ sơ tại 1 nơi, hồ sơ sẽ được cơ quan chức năng luân chuyển tới các nơi khác.

Trường hợp giao dịch mua thửa đất

Bạn cần yêu cầu người bán ký hợp đồng đặt cọc, ủy quyền làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cho bạn. Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn mới được phép làm thủ tục sang tên sổ đỏ đất dịch vụ này. Trong thủ tục lô đất đã bốc thăm có số lô, số thửa, đã đóng tiền hạ tầng, có quyết định giao đất từ quận/huyện/thị xã. Như vậy mới đảm bảo pháp lý cho bạn.

Tuy nhiên khi nhận ủy quyền đại diện làm sổ đỏ đất dịch vụ, bạn vẫn chưa được quyền đứng tên chính thức. Sau khi nhận được sổ đỏ đất dịch vụ bạn mới có thể tiến hành các thủ tục mua bán. Việc này chỉ giúp bạn hạn chế rủi ro phát sinh khi người bán có vấn đề. Hợp đồng đặt cọc thế này vẫn chưa đủ đảm bảo để nhà nước công nhận.

Chung cư mini có sổ đỏ

Chung cư mini có sổ đỏ hiện nay không nhiều, bởi chung cư mini hầu hết do đầu tư tư nhân xây dựng. Để đáp ứng quy định của nhà nước thì các chung cư mini rất khó có thể bán được. Quy định của nhà nước phải đáp ứng các quy định như:

  • Mật độ xây dựng
  • Diện tích tối thiểu
  • Mật độ sàn
  • Chiều cao công trình
  • Tiêu chuẩn xây dựng
  • Hạ tầng kỹ thuật công trình
  • Hạ tầng điện, cấp thoát nước.
  • Đảm bảo phòng cháy chữa cháy
  • Rõ ràng về diện tích chung và diện tích riêng.

Đáp ứng các tiêu chí này thì giá bán sẽ bị đẩy cao, khách mua chung cư mini thường là thu nhập thấp, không có khả năng chi trả. Chính vì lẽ đó hầu hết các chủ đầu tư đều xây dựng chung cư mini không đúng quy định.

Chung cư mini có sổ đỏ không?

Nếu hỏi chung cư mini có sổ đỏ không thì xin trả lời là có. Tuy rằng nhà nước chưa thống nhất khái niệm này trong luật đất đai, vẫn quy định theo hình thức chung cư. Một số chủ đầu tư uy tín, họ đáp ứng đủ các tiêu chí để được cấp sổ đỏ. Vậy các tiêu chí cụ thể như thế nào để được cấp sổ đỏ?

Chung cư mini có sổ đỏ
Chung cư mini có sổ đỏ

Nếu chung cư mini đáp ứng được các các tiêu chuẩn của chung cư, thì mới được cấp sổ đỏ riêng từng hộ, từng căn. Trường hợp không đáp ứng thì chỉ được coi như tài sản sở hữu chung, mọi người đều đứng tên trên sổ, và mỗi người được cấp 1 sổ đỏ ghi tên chung. Nếu thỏa thuận được thì có thể cử 1 người đại diện đứng tên trên sổ, theo ủy quyền.

Nhược điểm khi mua chung cư mini

  • Chất lượng công trình không đảm bảo
  • Thường vi phạm mật độ chiều cao
  • Chỉ thực hiện giao dịch bằng công chứng định vị, tức là công chứng chỉ công chứng xác định vị trí của căn nhà.
  • Giấy phép xây dựng thường là nhà ở, tư cách cá nhân.
  • Khó được nhập hộ khẩu
  • Không được cấp đường điện nước riêng
  • Không thế chấp được ngân hàng
  • Khó giao dịch mua bán sang nhượng.
  • Không thể thực hiện quyền thừa kế một cách hợp pháp.
  • Khi bị giải tỏa đền bù, tranh chấp sẽ bị thiệt thòi.

Khi giao dịch chung cư mini hiện nay, chủ đàu tư xây dựng thường giao cho khách gồm: bản sao công chứng sổ đỏ mảnh đất, bản sao giấy phép xây dựng, bản sao hồ sơ thiết kế được phê duyệt, bản sao hồ sơ thiết kế điện nước, sơ đồ căn hộ.

Cấp sổ đỏ cho đất tái định cư

Cấp sổ đỏ cho đất tái định cư thông thường được cơ quan thẩm quyền cấp đất thực hiện. Thế nhưng nếu bạn muốn thực hiện thì cũng không sao. Trước hết bạn cần hiểu đất tái định cư là gì?

Đất tái định cư là đất được nhà nước phân, cấp hoặc bán cho người sử dụng đất. Thường là trong trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất, nên được đền bù bằng đất tái định cư. Nhằm ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất.

Nhiều trường hợp người được đền bù bán lại đất tái định cư cho người khác. Lý do vì hoàn cảnh kinh tế, hoặc thửa đất, nhà được đền bù không phù hợp với nhu cầu sử dung. Ví dụ như xa nơi làm việc. Thông thường việc này thường là bán theo thỏa thuận, bởi hầu hết giao dịch khi chưa được cấp sổ đỏ. Giao dịch bằng hình thức giấy viết tay hoặc là hợp đồng ủy quyền định đoạt cho bên mua. Các hình thức này đều rất rủi ro cho người mua.

             Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất tái định cư bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán nhà, đất tái định cư, với công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội.
  • Biên bản bàn giao nhà, đất.
  • Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và công trình trên đất (nếu đã có)
  • Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Gồm tiền sử dụng đất, thuế, lệ phí. (Hóa đơn)
  • Giấy CMT, HK, đăng ký kết hôn (hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân).
  • Trong trường hợp ủy quyền phải có hợp đồng ủy quyền (kèm CMT, Hộ khẩu bản sao)

Thời gian cấp sổ đỏ cho đất tái định cư là 15 tới 30 ngày.

Thủ tục làm sổ đỏ khi mua đất

Thủ tục làm sổ đỏ khi mua đất có 3 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp thủ tục làm sổ đỏ khi mua đất chưa có sổ đỏ. Bạn chỉ nên làm hợp đồng đặt cọc, rồi yêu cầu chủ đất đi làm thủ tục làm sổ đỏ cho bạn. Khi có sổ đỏ cả 2 tới văn phòng công chứng làm hợp đồng mua bán. Tiếp đó đi tới văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục sang tên.
  • Trường hợp thủ tục làm sổ đỏ khi mua đất đã có sổ đỏ, giao dịch cả thửa. Bạn thực hiện thủ tục mua bán bình thường như trên.
  • Trường hợp thủ tục là sổ đỏ khi mua đất đã có sổ đỏ, giao dịch một phần. Bạn thực hiện thủ tục tách thửa trước khi thực hiện thủ tục mua bán.

Việc tách thửa rất đơn giản. Bạn tới văn phòng đăng ký đất đai xin mẫu công văn xin tách thửa. Bạn mời đo đạc tới thực hiện trích đo. Bạn nộp cả 2 giấy tờ này kèm bản sao giấy chứng nhận. Nhận được quyết định đồng ý, bạn tiến hành thủ tục mua bán bình thường.

Các bước làm sổ đỏ chung cư

Các bước làm sổ đỏ chung cư lẽ ra bạn không phải quan tâm, vì đây là vấn đề của chủ đầu tư. Hầu hết theo hợp đồng mua bán, nhiệm vụ của chủ đầu tư là sẽ cam kết làm sổ đỏ cho người mua nhà. Người mua nhà có quyền giữ lại từ 5 đến 10% giá trị hợp đồng cho đến khi nhận sổ đỏ. Thế nhưng trong một số trường hợp, người mua nhà có thể tự mình chủ động thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận.

Các bước làm sổ đỏ chung cư
Các bước làm sổ đỏ chung cư

Giấy tờ cần thiết làm sổ đỏ chung cư

Giấy tờ cần thiết làm sổ đỏ chung cư bao gồm:

  • 2 bản gốc, 2 bản sao hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.
  • Biên bản bàn giao nhà; Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán; Giấy biên nhận tiền của chủ đầu tư;
  • 2 bản chứng thực chứng minh thư, hộ khẩu, đăng ký kết hôn của vợ chồng người mua. (Hoặc giấy chứng nhận độc thân)
  • Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.
  • Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ do chủ đầu tư cấp.
  • 2 tờ khai lệ phí trước bạ và 3 tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Toàn bộ thủ tục này được nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

Thời gian cấp sổ đỏ theo quy định là 14 ngày, không kể ngày lễ và ngày nghỉ.

Lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị hợp đồng.

Thủ tục làm sổ đỏ nhà tập thể cũ

Thủ tục làm sổ đỏ nhà tập thể cũ hiện nay được rất nhiều người dân quan tâm. Bởi thực trạng còn tồn tại nhà tập thể chưa có sổ đỏ còn rất nhiều, đặc biệt là nhà tập thể cũ. Hồ sơ thủ tục làm sổ đỏ nhà tập thể cũ như sau:

  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhà như: Hợp đồng mua bán, quyết định giao, phân nhà,..(hình thức thuê, thuê mua, mua, thanh lý hóa giá nhà, đất)
  • Biên lai thu thuế đất hàng năm, hóa đơn thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Giấy tờ liên quan đến miễn giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai. (nếu có)
  • Một số giấy tờ khác tùy từng trường hợp.
  • Chứng minh thư, hộ khẩu, đăng ký kết hôn của chủ nhà.
  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đơn đăng ký đất đai.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ và thuế đất phi nông nghiệp.
  • Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng)

Nơi nộp hồ sơ:

  • Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội.
  • Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

Các khoản phải nộp:

  • Lệ phí trước bạ 0,5%
  • Phí thẩm định 0,15%

Thời gian xét duyệt hồ sơ: Không quá 30 ngày làm việc.

Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng nhà đất hợp pháp để làm sổ đỏ

Giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng nhà đất hợp pháp
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng nhà đất hợp pháp

Hợp thức diện tích tăng thêm do cơi nới nhà, đất tập thể

Hợp thức diện tích tăng thêm do cơi nới nhà đất tập thể
Hợp thức diện tích tăng thêm do cơi nới nhà đất tập thể

Nhà chưa có sổ đỏ

Nhà chưa có sổ đỏ hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều ở Hà Nội. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà nhà đất này chưa được cấp sổ đỏ. Trong đó đặc biệt phổ biến là các dạng nhà đất sau:

  • Thiếu giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất
  • Không có các giấy tờ hợp lệ.
  • Nguồn gốc sử dụng đất phức tạp.
  • Nhà đất nằm trong diện quy hoạch dự án, thuộc diện thu hồi, nằm trong quyết định sử dụng đất hàng năm.
  • Nhà đất nằm trong quy hoạch treo.
  • Nhà đất thuộc diện tranh chấp, khiếu kiện.
  • Nhà đất nằm trong hành lang an toàn công trình công cộng.
  • Đất vi phạm luật đất đai như: giao đất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, chuyển sai mục đích sử dụng đất, mua bán trao tay.
  • Đất chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính từ chủ đầu tư.
  • Xây dựng sai phép. Hoặc cấp phép sai quy định.
  • Chủ đất chưa kê khai đăng ký.
  • Đất chưa thực hiện thủ tục thừa kế.
  • Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính (thường là nộp tiền sử dụng đất).
  • Chung cư mini sai quy định.

Vì những lý do trên nên nhà chưa có sổ đỏ là đúng. Bạn nên nhớ nếu làm được sổ đỏ thì chủ nhà đã làm để bán cho được giá. Thế nhưng cũng không loại trừ trường hợp cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà khó khăn cho dân.

Nếu nhà bạn chưa có sổ đỏ mà hồ sơ sẵn sàng, theo tôi bạn nên làm sổ đỏ ngay. Nhà chưa có sổ đỏ chưa thực sự đảm bảo quyền sở hữu của bạn.

Đường dây nóng về làm sổ đỏ

Đường dây nóng về làm sổ đỏ tiếp nhận phản ánh nhũng nhiễu, khi làm sổ đỏ. Theo đó, Bộ tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp nhận ý kiến người dân và doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là yêu cầu phí bôi trơn. Số điện thoại đường dây nóng về làm sổ đỏ tại Hà Nội là:, trong giờ làm việc. Hoặc gửi email theo địa chỉ: cucksqlsdd@gmail.com. Mọi phản ánh khiếu nại, văn bản hoặc đơn thư kiến nghị gửi về: Tổng cục quản lý đất đai, bộ tài nguyên và môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cổng thông tin điện tử www.monre.gov.vn.

Đường dây nóng về làm sổ đỏ của Sở tài nguyên môi trường Hà Nội đã thiết lập. Mọi vấn đề làm sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, người dân có thể phản ánh về số điện thoại Giám đốc Văn phòng. Số 0437344995, email: vpdkdd_sotnmt@hanoi.gov.vn . Hoặc lãnh đạo phòng hành chính tổng hợp: 0437344996 , email: lethithuhien_sotnmt@hanoi.gov.vn .

Đường dây nóng về làm sổ đỏ của Sở tư pháp tiếp nhận phản ánh của người dân, về các thủ tục hành chính. Số 0439346034 , email: kiemsoatthutuchanhchinh@hanoi.gov.vn .

Làm sổ đỏ quận Hai Bà Trưng ở đâu

Làm sổ đỏ quận Hai Bà Trưng ở đâu là câu hỏi mà người dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng quan tâm. Bạn xem lại thửa đất bạn đang cần làm sổ đỏ ở phường nào, bạn tới UBND phường đó liên hệ. Phòng địa chính của phường là nơi bạn có thể làm thủ tục. Phòng địa chính sẽ gửi hồ sơ của bạn tới các cơ quan thẩm quyền cấp Quận/huyện, để tiếp tục giải quyết, cho tới khi bạn nhận được kết quả. Nếu hồ sơ của bạn đã được UBND phường/xã hỗ trợ tốt, hồ sơ đã hoàn chỉnh, bạn có thể chủ động cầm hồ sơ lên phòng đăng ký đất đai Quận/huyện giải quyết. Địa điểm văn phòng đăng ký đất đai quận Hai Bà Trưng tại đây:

Văn phòng chi nhánh Hai Bà Trưng 36 Lê Đại Hành Phố Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Xem bản đồ chỉ đường tại đây >>> . Vậy là tôi đã trả lời cho bạn về việc làm sổ đỏ quận Hai Bà Trưng ở đâu.

        Thủ tục làm sổ đỏ quận Hai Bà Trưng

Thủ tục làm sổ đỏ quận Hai Bà Trưng cũng theo quy trình như đã hướng dẫn ở trên. Quan trọng bạn biết chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết. Đặc biệt là những giấy tờ liên quan đến chứng minh nguồn gốc đất. Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của bạn nhanh hay chậm, còn phụ thuộc vào hồ sơ của bạn có vướng mắc gì không. Những vướng mắc tôi đã liệt kê khá cụ thể ở phần trên.

Làm sổ đỏ quận Hoàng Mai

Làm sổ đỏ quận Hoàng Mai cũng giống như làm sổ đỏ các quận huyện khác, trên địa bàn Hà Nội. Bạn có thể tới UBND phường sở tại nơi vị trí thửa đất của bạn. Hoặc tới Văn phòng đăng ký đất đai, Văn Khu TT hành chính quận Hoàng Mai số 8 ngõ 6 phố Bùi Huy Bích, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Xem bản đồ chỉ đường tại đây >>>

Bạn lưu ý làm sổ đỏ quận Hoàng Mai có thể gặp nhiều khó khăn. Vì đất ở quận này hiện đang gặp rất nhiều vướng mắc như ở trên đã nói. Có thể là quy hoạch, cũng có thể là về việc thay đổi nhân sự bộ máy hành chính. Hoặc hồ sơ bị thất lạc.

Làm sổ đỏ phường Khương Đình

Làm sổ đỏ phường Khương Đình thì bạn tới UBND phường đề nghị được làm sổ đỏ. Hoặc tới Văn phòng đăng ký đất đai quận Thanh Xuân tại Trụ sở: số 9, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Vướng mắc ở đây là đất tại phường này vẫn còn nhiều nằm trong quy hoạch treo. Khá khó để giải quyết làm sổ đỏ cho các trường hợp này.

Làm sổ đỏ đứng tên một người

Làm sổ đỏ đứng tên một người bạn có thể thực hiện thủ tục làm sổ đỏ bình thường. Khác là bạn cần kèm theo hồ sơ giấy chứng nhận độc thân. Giấy này bạn về UBND phường xin cấp. Hoặc liên hệ với tổ trưởng tổ dân phố trên hộ khẩu thường trú của bạn.

Trường hợp bạn không độc thân, bạn phải thỏa thuận với vợ/chồng mình về việc này. Sau đó cả 2 bạn tới văn phòng công chứng lập văn bản khước từ tài sản, xác nhận là tài sản riêng hoặc ủy quyền đại diện cho người còn lại đứng tên trên sổ đỏ.

Trường hợp sổ đỏ là tài sản chung, tài sản hộ gia đình, tài sản do thừa kế, bạn cũng cần tới phòng công chứng để lập văn bản ủy quyền, mở thừa kế. Những người này sẽ thực hiện ký văn bản ủy quyền, hoặc thỏa thuận phân chia tài sản, để cho bạn làm sổ đỏ đứng tên một người.

Ngoài ra, bạn có thể làm sổ đỏ đứng tên một người, bằng cách bạn chứng minh được đây là tài sản riêng. Như tài sản được cho tặng riêng, tài sản do mình tự tạo lập, tài sản hình thành trước hôn nhân. Trường hợp nữa là tài sản được xác lập theo quyết định của tòa án.

Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng

Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên hai vợ chồng là quy định bắt buộc của pháp luật. Trừ trường hợp bạn thực hiện quy trình thủ tục làm sổ đỏ đứng tên một người ở trên.