Sổ đỏ đứng tên 1 người vẫn không làm thay đổi gì về giá trị nhà đất. Việc một người đứng tên thì cũng không ảnh hưởng gì đến quá trình giao dịch mua bán nhà đất. Có một số trường hợp khiến số đỏ chỉ có 1 người đứng tên:

  • Chồng hoặc vợ đã mất.
  • Tài sản được cho tặng thừa kế.
  • Chồng hoặc vợ đã khước từ quyền sử dụng nhà đất.
  • Tài sản sau ly hôn hoặc theo quyết định chia tài sản của tòa án.
  • Chồng hoặc vợ chứng minh được tài sản sở hữu bởi một người.
  • Tài sản hình thành trước hôn nhân.

Như vậy Sổ đỏ đứng tên 1 người là những trường hợp khá đặc biệt. Còn hầu hết sổ đỏ đứng tên 2 người, thường là vợ chồng.

Đứng tên một mình trong sổ đỏ

Đứng tên một mình trong sổ đỏ thì bạn phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân. Hoặc tài sản hình thành trước hôn nhân, tài sản do thừa kế, tài sản chia theo quyết định tòa án sau ly hôn,…Trường hợp này cũng giống như trường hợp Sổ đỏ đứng tên 1 người ở trên.

Chồng đứng tên sổ đỏ

Chồng đứng tên sổ đỏ thì là sổ đỏ đứng tên một người. Nếu sổ đỏ này hình thành trong thời kỳ hôn nhân thường do vợ thực hiện việc khước từ tài sản. Trường hợp khác chồng có được tài sản do thừa kế hoặc chứng minh được là tài sản riêng hoặc tài sản hình thành trước hôn nhân.

Một số trường hợp là do chồng là nhà đầu tư bất động sản. Đứng tên một mình để thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch, đặc biệt là đàm phán và ký hđ công chứng. Vợ không cần phải có mặt và chồng toàn quyền quyết định.

Vậy đây cũng là một trường hợp Sổ đỏ đứng tên 1 người.

Về cơ bản việc Sổ đỏ đứng tên 1 người sẽ khá bất lợi khi xảy ra tranh chấp. Giống như chuyện cà phê Trung Nguyên, tài sản hầu hết đứng tên vợ là Thảo. Khi xảy ra tranh chấp thì anh Vũ rất bất lợi, mặc dù do mình làm ra.

Nếu bạn cần hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc gì khác, hãy hỏi tôi

Một số trường hợp thực tế về sổ đỏ đứng tên 1 người

Do hoàn cảnh

  • Chồng/vợ đi công tác nước ngoài. Gửi tiền về để người ở nhà đứng tên.
  • Chồng/vợ ly hôn. Khi chia tài sản thì ra làm thủ tục chia tài sản.
  • Người đơn thân.
  • Nhờ người nhà đứng tên. Nhưng vợ/chồng người đó phải làm đơn khước từ tài sản. Đề phòng sau này tranh chấp thành tài sản chung của họ.
  • Chồng/vợ là người nước ngoài. Người còn lại muốn làm sổ đỏ đứng tên 1 người để tiện làm việc với cơ quan chức năng. Người kia phải làm đơn khước từ tài sản. Văn bản phải dịch sang cả ngôn ngữ theo hộ chiếu người kia. Có kèm theo cả phiên dịch ra phòng công chứng.
  • Tài sản do thế chấp vay lãi ngoài bị mất nhà. Chủ nợ thường làm thủ tục Sổ đỏ đứng tên 1 người để tiện thanh lý.

Tài sản được cho tặng/thừa kế

  • Tài sản cho tặng từ bố mẹ. Thường là cho con gái, nhưng ít nhiều muốn giằng buộc chàng rể. Họ làm thủ tục Sổ đỏ đứng tên 1 người. Thế nên đề nghị chàng rể làm khước từ thành tài sản riêng. Tránh tranh chấp khi cơm không lành, canh không ngọt. Một số chàng rể cũng muốn rõ ràng nên tế nhị không muốn đứng tên.
  • Bố mẹ/ông bà mất, để lại tài sản cho con/cháu. Trong di chúc yêu cầu chỉ cho người đó đứng tên.
  • Tài sản do thừa kế mà không nhiều người người đồng thừa kế. Hoặc khi thừa kế thì cử đại diện 1 người đứng tên thành Sổ đỏ đứng tên 1 người để tiện giao dịch tiếp.
  • Chồng/vợ mất. Người kia phải làm thủ tục để sổ đỏ đứng tên 1 người. Tiện cho giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thế chấp. Thường là người lớn tuổi.